CẤU TẠO CHUNG CỦA XE NÂNG ĐIỆN
Trong bài viết này, hãy cùng chúng mình tìm hiểu CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC XE NÂNG ĐIỆN
Xe nâng điện thường được ký hiệu là FB + Số tấn – Ví dụ: FB15, FB14…. Trong đó F là Freight (Vận chuyển hàng hóa); B là Battery (ắc quy); 15 là viết tắt của 1,5 tấn hay 14 là viết tắt của 1,4 tấn – Đó là tải trọng thiết kế là 1,5 Tấn và 1,4 Tấn. Còn tải trọng làm việc thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Bản vẽ cấu tạo chi tiết của xe nâng điện – cấu tạo xe nâng điện và nguyên lý làm việc
Sơ đồ cấu tạo của xe nâng điện – học lái xe nâng điện
1 – Bánh xe dẫn hướng;
2 – Khung sassi xe;
3 – Bánh xe chịu lực;
4 – Càng nâng;
5 – Khung dẫn hướng;
6 – Khung nâng;
7- Khu vực cabin đứng lái;
8 – Khung bảo vệ mái che.
NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA XE NÂNG ĐIỆN
Xe nâng điện cũng như các loại xe nâng khác cũng có nguyên lý làm việc tương tự nhau, Xe nâng điện là loại xe làm việc theo chu kỳ: bốc – chuyển -dỡ tải.
Khi có hàng thì cho xe nâng chạy đến vị trí lấy hàng có thể vừa di chuyển vừa nâng, hạ càng nâng để tăng năng suất của xe đến lấy hàng – sau khi lấy được hàng cho khung nâng nghiêng về phía cabin và cho càng cách mặt đất khoảng 20 – 30 cm để đảm bảo an toàn khi vận chuyển – Sau đó cho xe di chuyển đến vị trí dỡ tải – và quay lại chu kỳ mới
ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA XE NÂNG ĐIỆN – học lái xe nâng điện
ƯU ĐIỂM CỦA XE NÂNG ĐIỆN
- Thiết kế nhỏ gọn – làm việc được trong khu vực nhỏ hẹp
- Tiết kiệm nhiên liệu
- Không gây ô nhiễm môi trường
- Êm ít gây tiếng ồn
- Chiều cao nâng lớn
- Dễ vận hành hơn so với xe nâng dầu
NHƯỢC ĐIỂM CỦA XE NÂNG ĐIỆN
- Tốc độ chạy chậm hơn so với xe nâng dầu
- Tải trọng nâng ( Sức nâng) nhỏ
- Làm việc liên tục bị hạn chế
- Sạc ắc quy lâu đầy trong khi đó xe nâng hàng dùng xăng hay dầu chỉ cần đổ vào là chạy tiếp.